Thông Tin Về Thuế Xuất Nhập Khẩu Đường Hàng Không

Thuc Tran

01/07/2025

Thuc Tran

01/07/2025

Thuc Tran

01/07/2025

thong-tin-ve-thue-xuat-nhap-khau-duong-hang-khong

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, thuế xuất nhập khẩu có vai trò then chốt trong điều tiết hoạt động thương mại và thúc đẩy phát triển kinh tế của một đất nước. Hiểu rõ thông tin về các loại thuế, phí liên quan khi xuất, nhập khẩu giúp doanh nghiệp chủ động đối ưu chi phí, tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất khẩu (còn gọi thuế quan) là khoản thu bắt buộc cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhập/xuất khẩu hàng hoá phải nộp cho nhà nước. Quy trình diễn ra gồm các bước kiểm tra hàng hoá, điền tờ khai bao, tính toán số thuế thuế cần nộp trước khi thông quan và lưu thông nội địa.

Thuế quan gồm 2 loại chính:

  • Thuế xuất khẩu áp dụng với những mặt hàng chính phủ muốn hạn chế đưa ra ngoài quốc gia, nhằm bảo vệ nguồn lực nội địa, định hình cân bằng thương mại hoặc thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước.
  • Thuế nhập khẩu là khoản thuế áp dụng lên những mặt hàng được đưa từ nước ngoài vào nội địa, nhằm mục đích bảo vệ sản phẩm quốc nội, đẩy mạnh hoạt động sản xuất trong nước hoặc điều chỉnh cân đối thương mại.

thong-tin-ve-thue-xuat-nhap-khau-duong-hang-khongThuế xuất nhập khẩu gồm 2 loại thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu

Tuỳ vào loại hàng hoá sẽ có mức thuế xuất nhập khẩu khác nhau, có một số mặt hàng chịu thuế cao hoặc thấp hơn theo quy định của quốc gia. Bởi vậy việc nắm rõ danh mục hàng hoá, mức thuế quan tương ứng đối với mọi doanh nghiệp, đảm bảo tối ưu chi phí và tuân thủ quy định luật pháp.

Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu?

Về cơ bản đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là nhóm hàng hoá xuất, nhập hoặc quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần nắm thông tin đối tượng thuộc diện miễn, giảm và hoàn thuế, qua đó tối ưu chi phí vận hành.

>> Xem thêm: Hàng Hóa Cấm Xuất Nhập Khẩu Đường Hàng Không

Nhóm hàng hoá chịu thuế theo quy định pháp luật

Theo điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, quy định đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu gồm các loại hàng hoá, hoạt động nhất định khi di chuyển hàng hoá qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

Cụ thể các nhóm đối tượng sau:

  • Hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
  • Hàng hoá xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hoặc hàng hoá nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường nội địa.
  • Hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ, hàng hoá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất nhập khẩu và quyền phân phối.

Trong đó đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu không áp dụng với các trường hợp (Chính phủ quy định chi tiết Điều này):

  • Hàng hoá quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển.
  • Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại.
  • Hàng hoá xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài, hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quản, hàng hoá chuyển từ khu phi thuế quan sang khu phi thuế quan khác.
  • Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, quy định bởi pháp luật và có ranh giới xác định rõ ràng với khu vực bên ngoài. Khu vực đảm bảo tối đa các điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hàng hoá và phương tiện vận chuyển.

Đối tượng thuộc diện miễn, giảm và hoàn thuế

Không chỉ đóng thuế, quy định miễn, giảm và hoàn thuế trong xuất nhập khẩu cũng đóng vai trò trong thúc đẩy hoạt động kinh tế và xã hội của một quốc gia. Tại Việt Nam, miễn, giảm và hoàn thuế được quy định cụ thể lần lượt tại Điều 16, khoản 1 Điều 18, khoản 1 và 2 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016; hướng dẫn theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

Các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu phổ biến gồm hàng hoá viện trợ nhân đạo, quà tặng cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong giới hạn giá trị cho phép, hàng hoá tạm nhập tái xuất, hàng hoá chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng hoặc nghiên cứu khoa học. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu cũng thuộc danh sách xem xét miễn thuế (nếu đủ điều kiện).

Mặt khác chính sách giảm thuế quan được áp dụng chủ yếu cho nhóm hàng hoá bị thiệt hại, tổn thất, mất mát do nguyên nhân khách quan. Còn với trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế nhưng sau đó hàng hoá không được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc phải tái xuất có thể làm thủ tục xin hoàn thuế quan theo quy định hiện hành.

Ai phải nộp thuế xuất nhập khẩu?

thong-tin-ve-thue-xuat-nhap-khau-duong-hang-khong

Căn cứ theo Điều 3, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định cụ thể người nộp thuế quan bao gồm:

  • Chủ hàng hóa thực hiện hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
  • Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo hợp đồng ủy thác.
  • Cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh mang theo hàng hóa, hoặc gửi, nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
  • Người được ủy quyền, bảo lãnh hoặc nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm: đại lý làm thủ tục hải quan theo ủy quyền; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thay.
  • Người thu mua hoặc vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế dành cho cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho mục đích sản xuất, tiêu dùng mà đem bán theo quy định của pháp luật.
  • Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế nhưng sau đó có sự thay đổi, chuyển thành đối tượng chịu thuế theo quy định.
  • Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật về thuế xuất nhập khẩu hiện hành.

Công thức tính thuế xuất nhập khẩu như thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Luật Thuế xuất nhập khẩu 2016 về trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế được xác định là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Trị giá tính thuế quan là trị giá hải quan được quy định chi tiết, cụ thể tại Luật Hải quan.

Dưới đây là ba công thức tính thuế xuất nhập khẩu theo các phương pháp khác nhau mà bạn có thể tham khảo:

Tính thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %

Công thức tính như sau:

Thuế quan phải nộp = Số lượng hàng hoá thực tế xuất/nhập khẩu x Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị x Thuế suất thuế xuất nhập khẩu.

Trong đó:

  • Trị giá thuế trên mỗi đơn vị hàng hoá là trị giá hải quan theo quy định của Luật Hải quan.
  • Thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
  • Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường.

Tính thuế xuất nhập khẩu đối với mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối

Công thức tính:

Thuế xuất nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hoá thực tế đã xuất, nhập khẩu x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị

Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015 của Bộ Tài chính để xác định cụ thể thuế suất cần nộp cho từng mặt hàng.

Tính thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hoá áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp

Công thức tính thuế quan theo phương pháp này như sau:

Thuế quan cần nộp = Thuế xuất nhập khẩu phải nộp đối với hàng hoá tính thuế theo tỷ lệ % x Thuế xuất nhập khẩu phải nộp đối với hàng hoá tính thuế tuyệt đối

>> Xem thêm: Hàng Hóa Bị Cấm Nhập Khẩu Tại Một Số Quốc Gia

Đặt vé máy bay tại P.N.R hỗ trợ tư vấn thuế xuất nhập khẩu qua đường hàng không

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực logistic, khai báo hải quan, PNR là đơn vị uy tín chuyên hỗ trợ thủ tục thuế xuất nhập khẩu qua đường hàng không cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Khách hàng sẽ được tư vấn chính xác các quy định về thuê, chuẩn bị hồ sơ, kê khai hải quan điện tử nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí.

Không những vậy, khi sử dụng dịch vụ của PNR khách hàng còn được cung cấp giải pháp tối ưu cho mọi loại hình xuất nhập khẩu, từ hàng mẫu, hàng hoá thương mại đến hàng hoá tạm nhập tái xuất. Mọi quy trình được diễn ra theo đúng quy định pháp luật, hạn chế tối đa các rủi ro thuế vụ và thời gian thông quan.

Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ thuế xuất nhập khẩu đường hàng không nhanh chóng, hiệu quả và chuyên nghiệp hãy liên hệ ngay đến PNR theo hotline 1900 1504 để được tư vấn chi tiết.

Hiểu rõ, thực hiện đúng quy định nhà nước về thuế xuất nhập khẩu không chỉ tối ưu chi phí, quy trình giao thương quốc tế của doanh nghiệp, mà còn hạn chế các rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh. Đặc biệt trước bối cảnh thương mại toàn cầu diễn ra ngày càng cạnh tranh, nắm bắt thông tin liên quan đến thuế quan được ví như chìa khóa phát triển doanh nghiệp bền vững.

Bình luận về bài viết

Leave A Comment